Chuẩn Bị Mở Spa Cần Những Gì ?

Chuẩn Bị Mở Spa Cần Những Gì ?
Ngày đăng: 24/05/2021 07:40 PM

Chuẩn Bị Mở Spa Cần Những Gì?
Việc người mở spa không biết phải định hướng chuẩn bị từ đâu cũng là điều dễ hiểu, bởi không phải ai cũng là
người có kinh nghiệm và đi lên từ ngành thẩm mỹ. Rất nhiều người không phải là chuyên viên trị liệu, chưa
từng làm quản lý spa, nhưng họ nhận thấy tiềm năng từ nghề chăm sóc sắc đẹp, nên họ quyết định đầu tư
kinh doanh, và vì thế kiến thức họ có về ngành chỉ là con số 0.


Sẽ thật khó nếu như không có ai định hướng cho bạn, bởi vì để mở spa, bạn cần phải đi theo quy trình từng
bước, nếu như bạn bỏ sót thì bạn rất dễ rơi vào tình trạng “tiền mất tật mang” do không tìm hiểu kỹ. Ví dụ
như, bạn tìm thấy một địa điểm đẹp, giá rẻ, hợp phong thủy với bạn, và bạn quyết định thi công mở một spa
thư giãn ở đây. Tuy nhiên, spa thư giãn lại không thể ở nơi quá ồn ào, náo nhiệt, do đó spa của bị sẽ rất dễ bị
“ế ẩm” bởi chẳng ai lại tìm đến một ngã tư nhộn nhịp để thư giãn cả.


Thứ tự các bước phải chuẩn bị khi mở spa
Trong bài viết này, tôi sẽ liệt kê cho các bạn hiểu, để bạn nắm được cần phải tiếp cận từ vấn đề nào tới vấn
đề nào khi chuẩn bị mở spa.


Tất nhiên để có thể kinh doanh spa, bạn cần một lượng vốn đầu tư và phải trang bị cho mình những kiến thức
vềnghề chăm sóc da – spa, bên cạnh đó bạn cũng cần các kỹ năng về quản lý kinh doanh, nhân sự, quản
trị marketing, xây dựng thương hiệu, quảng bá hình ảnh … là những yếu tố không thể bỏ qua để giúp bạn kinh
doanh thành công.


1. Đầu tiên, bạn cần xác định rõ loại hình spa mà bạn muốn mở
Các loại hình spa phổ biến hiện nay gồm có: Home Spa, Day Spa, Salon Spa, Destination Spa, Clinic, Medical
Spa… Mỗi loại hình spa hướng đến một đối tượng khách hàng khác nhau. Chính vì vậy, việc đầu tiên là bạn
phải xác định được loại hình spa mà bạn có đủ khả năng tài chính đầu tư, việc lựa chọn loại hình spa sẽ liên
quan tới các vấn đề tiếp theo về địa điểm, thiết kế, nhân sự, loại mỹ phẩm, công nghệ sử dụng….

2. Chọn địa điểm xây dựng không gian spa và định hướng đối tượng khách hàng
Spa không đơn thuần là địa điểm để làm đẹp, mà còn là nơi thư giãn, do đó dù bạn chọn loại hình spa nào,
bạn cũng nên tìm những địa điểm tránh được tối đa tiếng ồn, chắc chắn là sẽ không có ai tìm đến một spa
nằm trên đường cao tốc đâu, dù nó có nhộn nhịp đông đúc, dân cư thu nhập cao đi chăng nữa.
Spa của bạn không nhất thiết phải nằm ở mặt đường, nó có thể ở trong ngõ cũng chẳng vấn đề gì nếu việc đi
lại, tìm kiếm và đỗ xe của khách không quá khó khăn.
Nếu đối tượng khách hàng mà bạn muốn hướng tới là khách hàng cao cấp thì bạn nên tìm những khu đô thị,
gần trung tâm thương mại, hoặc những địa điểm gần khách sạn, hồ bơi…
 

3. Chuẩn bị vốn đầu tư
Kinh phí đầu tư của bạn phụ thuộc vào loại hình spa bạn chọn và định hướng khách hàng. Bạn sẽ phải lên kế
hoạch về số vốn, bao nhiêu dành cho thiết kế, phần nào dành cho công nghệ máy móc, phần nào dành cho
quảng cáo. Nếu không phân định rõ với một bản kế hoạch chi tiết ngay từ đầu, bạn có thể rơi vào tình trạng
thiếu vốn ngay trong quá trình xây dựng, phải huy động thêm vốn hoặc ngừng dự án.
 

4. Trang bị cho mình kiến thức chuyên môn
Để kinh doanh hiệu quả và quản lý nhân sự tốt nhất, thì không chỉ đội ngũ nhân sự của bạn cần chuyên môn
tốt, bản thân bạn cũng phải có kiến thức cho mình.

5. Tuyển chọn và đào tạo nhân viên, chuyên viên
Bạn có thể tuyển chọn nhân viên theo rất nhiều hướng. Tùy theo năng lực về tài chính của bạn nữa.
Hiện tại nhân lực cho ngành thẩm mỹ ở Việt Nam vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của các spa. Đặc biệt là
chuyên viên có tay nghề cao thì thường sẽ có mức thu nhập tương đối cao và ổn định, nên nếu bạn muốn thu
hút họ về làm việc cho spa của mình thì bạn sẽ có phải chế độ đãi ngộ thật tốt để họ đồng ý chuyển việc
Ngoài ra bạn có thể đặt hàng tại các trung tâm đào tạo, học viện thẩm mỹ để kết thúc khóa đào tạo thì họ sẽ
giới thiệu người sang cho spa của bạn, tuy nhiên cách này thì bạn sẽ hơi bị động trong việc bố trí nhân sự.

Zalo